Các loại gỗ công nghiệp hiện đang ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực trang trí nội thất. Đối với gỗ công nghiệp, có loại sản xuất trong nước nhưng cũng có loại nhập từ nước ngoài về. Tùy vào đặc điểm từng nhóm gỗ sẽ có giá thành khác nhau.
Đa phần các sản phẩm nội thất nhà đều được sản xuất từ các chất liệu gỗ MFC, HDF và MDF. Tuy nhiên có thể nhiều người chưa nhận biết rõ được từng loại. Vậy nên trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ so sánh gỗ MDF và MFC và HDF. Hãy cùng theo dõi phần đánh giá thông tin dưới đây.
Tìm hiểu về gỗ công nghiệp MFC
Tên viết tắt của MFC là Melamine Faced Chipboard – dòng gỗ công nghiệp với ván dăm có phủ melamine. Ở đây có 2 dạng MFC bạn cần biết:
- MFC OSB: ván dăm định hướng (OSB) – đây là loại ván gỗ có cấu taoj bền chặt, vỏ ngoài nhiều chất kết dính giúp tạo nên những tấm MFC hoàn thiện.
- MFC PB: Ván dăm gỗ PB thường được chế tác từ các loại gỗ tự nhiên phổ thông như bạch đàn, cao su. Tuy chất lượng gỗ không được đánh giá cao nhưng về mặt cơ lý có độ bền cao, phong phú về chủng loại và mẫu mã.
Xét về quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC theo từng bước: gỗ được máy băm thành dăm 🡪 tiếp đến dùng keo để kết dính lại + tăng cường độ ép tạo thành dạng tấm với nhiều kích thước khác nhau: 9 ly, 10 ly, 12 ly, 15 ly, 25 ly, … Công đoạn cuối sẽ tạo thêm 1 lớp phủ trên bề mặt như melamine để chống trầy xước và chống thấm.
Sản phẩm gỗ MFC phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm MFC thường và MFC lõi xanh chống ẩm cao:
- MFC thường: gia công các loại sản phẩm phổ thông và có nhu cầu trong đời sống hư bàn ghế, tủ, bàn họp, …
- MFC lõi xanh: Chống ẩm tốt nên được dùng chế tác các sản phẩm thường đặt ở nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh hay không gian bếp.
Cách phân biệt gỗ MFC: Gỗ không được mịn và có phần khô rát, cốt gỗ bên trong ván dăm và được nhận diện qua màu sắc.
Tìm hiểu về gỗ công nghiệp MDF
MDF là 1 trong các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay, viết tắt của chúng “Medium Density Fiberboard”. Thành phần chủ yếu cấu tạo gỗ các loại vụn gỗ, phần cành và nhánh cây sau khi xay nhuyễn thành bột sợi gỗ, chất kết dính, chất bỏ quản, …
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF cũng tương tự MFC, tuy nhiên chúng phân ra làm 2 dạng rõ rệt:
- Quy trình xuất khô: Các chất keo dính, chất phụ gia đều được trộn đều vào bột gỗ và trộn lẫn sơ qua trước, sau đó đưa qua máy ép (nhiệt độ cao và ép nhiều lần), ép nhiều lớp cộng với chế độ bốc hơi tạo thành dạng tấm, từng tấm xuất ra được cắt đi phần rìa dư thừa và chà cho mượt trước khi thành phẩm.
- Quy trình xuất ẩm: Hơi khác so với quy trình chế tạo khô ở gỗ MDF, bột gỗ sau khi phun nước (mục đích để kết vón thành cục), sau đó sẽ rải chúng ra và cho lên mâm ép nhiệt sơ bộ, tiếp theo đưa tấm định hình cơ bản cán thêm nhiệt độ cao hơn, đè nén các mặt và góc cạnh để tạo thành tấm MDF hoàn chỉnh.
Phân loại MDF: dựa vào thành phần dăm gỗ và các chất phụ gia tạo thành mà chia làm 2 loại sau:
- MDF trơn: Gỗ thông thường được hoàn thiện bằng sơn bệt.
- MDF phủ Veneer, Melamine, Laminate, Acrylic: Gỗ MDF sau khi sản xuất có thêm lớp phủ bề mặt Veneer (bề mặt veneer ở đây từ gỗ tự nhiên như xoan đào, gỗ sồi, căm xe,)… Do đó là MDF Veneer trông y như gỗ tự nhiên 100%, được ứng dụng trong các thiết kế nội thất hiện đại, cao cấp.
Tìm hiểu về gỗ công nghiệp HDF
Để so sánh gỗ MDF và MFC và HDF bạn cần biết thêm gỗ HDF nữa, viết tắt của HDF là High Density Fiberboard. Nguyên liệu cấu thành tấm HDF với hơn 80% từ gỗ tự nhiên cộng với chất phụ gia kết dính.
Quy trình gia công gỗ HDF: Bột gỗ sẽ luộc lên và đem đi sấy khô ở nhiệt độ lớn (1000 – 2000 độ C), tiếp đến gỗ sẽ được mang đi xử lý sơ bộ phần nhựa và sấy khô trong công nghệ cao khép kín. Kết hợp thêm 1 số chất phụ gia kết dính cao và đem đi ép với áp suất rất cao thành từng tấm có kích thước khác nhau.
Nếu so sánh gỗ MDF và MFC và HDF thì trong 3 loại này gỗ HDF có màu sắc khá đẹp, độ bền cao, thớ gỗ mịn và thẳng.