Thước lỗ ban là cái tên không còn xa lạ với những người trong ngành xây dựng: nhà cửa, mộ phần và phong thủy, … Việc sử dụng thước mục đích chính la đo đạc và phân định những khoảng đất nào đẹp, đất nào xấu giúp gia chủ tránh rủi ro và gặp nhiều tài vận may mắn hơn.
Thước lỗ ban Online
(Nhập số cần xem vào dưới đây)
Hãy kéo thước
Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ...)
Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc...)
Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần): Đồ nội thất (bàn thờ, tủ...)
Khoảng BỆNH ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà. Cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.
Thước Lỗ ban là cây thước được Lỗ Ban, ông Tổ nghề mộc ở Trung Quốc thời Xuân Thu phát minh ra. Nhưng trên thực tế, trong ngành địa lý cổ phương Đông, ngoài thước Lỗ Ban (Lỗ Ban xích) còn có nhiều loại thước khác được áp dụng như thước Đinh Lan (Đinh Lan xích), thước Áp Bạch (Áp Bạch xích), bản thân thước Lỗ ban cũng bao gồm nhiều phiên bản khác nhau như các bản 52,2 cm; 42,9 cm…
Do có nhiều bài viết, thông tin về thước Lỗ ban có các kích thước khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu 3 loại thước phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay là loại kích thước Lỗ Ban 52,2 cm; 42,9 cm và 38,8 cm.
- Đo kích thước rỗng (thông thủy): Thước Lỗ Ban 52,2 cm
- Đo kích thước đặc: khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…): Thước Lỗ Ban 42,9 cm
- Đo Âm phần: mồ mả, đồ nội thất (bàn thờ, tủ thờ, khuôn khổ bài vị…): Thước Lỗ Ban 38,3 cm
Bảng tra nhanh thước Lỗ Ban 52.2
Xem thêm
Nguyên tắc đo chung
- Đo cửa: đo kích thước thông thủy (thông khí) khung cửa, không đo cánh cửa.
- Đo chiều cao nhà: đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn).
- Đo vật dụng (bàn ghế, giường tủ…): đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính.
Thông tin chung
Trước khi tìm hiểu chi tiết về công dụng của thước lỗ ban, bạn phải biết được thước đo là gì trước. Nhiều người không tin vào tín ngưỡng phong thủy, không để tâm đến vận may của gia đình qua vị trí nhà ở. Tuy nhiên, các nước ở phương Đông lại rất coi trọng tín ngưỡng, trước khi xây dựng gì đó đều phải xem về phong thủy trước.
Theo phong thủy nhà, 1 số yếu tố quan trọng quyết định như vị trí, hướng cửa chính, ngày giờ thi công, … tất cả góp phần tạo nên ý nghĩa quan trọng cho gia chủ về sau. Điều này cũng không phải không có cơ sở, bởi ông cha ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu ai không tin điều này thì vẫn nên sử dụng cây thước lỗ ban để tính toán vị trí địa lý nơi sắp khởi công xem thế nào, có thể giúp tránh được phần nào vận xui trong tương lai cũng nên.
Các loại Thước lỗ ban
Loại thước này bắt nguồn từ Trung Hoa do ông tổ có tên là Ban và họ Công Thâu khai phá ra, “Lỗ Ban” cũng là 1 trong số cái tên dính liền với người sáng lập, thước có từ thời 770 đến 460 TCN. Nhân gian lưu truyền nhau cho đến ngày nay, vậy nên thị trường xuất hiện đa dạng thước lỗ ban với nhiều kích thước khác nhau.
Tùy thuộc vào kích thước công trình và quy mô dự án sẽ có loại thước lỗ bạn phù hợp, 1 số thước dùng phổ biến cho các dự án xây dựng như lỗ ban 52cm, thước cuộn phía dưới 38,8 cm và cuộn phía trên 42,9cm.
Thước lỗ ban 52,2 cm dùng đo thông thủy (kích thước rỗng)
Cách sử dụng thước 52,2 cm
Giới chuyên môn trong ngành dùng loại thước 52,2 cm này để đo chiều cao của cửa chính, cửa sổ, giếng trời (kích thước lọt sáng, lọt gió, lọt lòng).Khi đó nhằm mục đích tính toán khoảng không thông thủy. Có 8 cung lớn mang ý nghĩa với cây thước này theo thứ tự sau: quý nhân – hiểm họa – thiên tai – thiên tài – nhân lộc – cô độc – thiên tặc – tể tướng, trong mỗi cùng lớn này sẽ chia làm nhiều cung nhỏ khác nhau.
Ý nghĩa và cách tính các cung của thước 52,2 cm
Cung QUÝ NHÂN (cung tốt) | Quyền lộc | Nếu đo được cung Quý Nhân thì gia cảnh sẽ được hanh thông, có quý nhân giúp đỡ, quyền thế, lộc thực tăng, làm ăn phát đạt; bạn bè quân tử, con cái thông minh. Cách tính = n x L + (0,15 đến 0,065) |
Trung Tín | ||
Tác Quan | ||
Phát Đạt | ||
Thông Minh | ||
Cung HIỂM HỌA (cung xấu) | Án Thành | Nếu đo phải cung Hiểm Họa thì gia cảnh sẽ bị tán tài tán lộc, trôi giạt tha phương, cuộc sống nghèo khó, con cháu bất hiếu. Cách tính = n x L + (0,07 đến 0,13) |
Hỗn Nhân | ||
Thất Hiếu | ||
Tai Họa | ||
Trường Bệnh | ||
Cung THIÊN TAI (cung xấu) | Hoàn Tử | Nếu đo phải cung Thiên Tai thì gia cảnh coi chừng gặp nhiều chuyện tai ương, đau ốm nặng, chết chóc, mất của, cô độc, vợ chồng lục đục, con cái gặp nạn. Cách tính = n x L + (0,135 đến 0,195) |
Quan Tài | ||
Thân Tàn | ||
Thất Tài | ||
Hệ Quả | ||
Cung THIÊN TÀI (cung tốt) | Thi Thơ | Nếu đo được cung Thiên tài thì gia cảnh tốt, chủ nhà gặp nhiều may mắn về phúc lộc, con cái hiếu thảo, cuộc sống gia đình bình yên, ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc vào đều như nước. Cách tính = n x L + (0,20 đến 0,26) |
Văn Học | ||
Thanh Quý | ||
Tác Lộc | ||
Thiên Lộc | ||
Cung NHÂN LỘC (cung tốt) | Trí Tôn | Nếu đo được cung Nhân Lộc thì gia cảnh phát triển đắc lợi, con cái học hành giỏi giang, gia đạo bình yên, phú quý dồi dào. Cách tính = n x L + (0,265 đến 0,325) |
Phú Quý | ||
Tiến Bửu | ||
Thập Thiện | ||
Văn Chương | ||
Cung CÔ ĐỘC (cung xấu) | Bạc Nghịch | Nếu đo phải cung Cô độc thì gia cảnh bị hao người, tốn của, chi ly, vĩnh biệt, con cái ngỗ nghịch bất trị. Cách tính = n x L + (0,33 đến 0,39) |
Vô Vọng | ||
Ly Tán | ||
Tửu Thục | ||
Dâm Dục | ||
Cung THIÊN TẶC (cung xấu) | Phong Bệnh | Nếu đo phải cung Thiên tặc thì nên đề phòng bệnh căn đến bất ngờ, tai bay vạ gió, cẩn thận tù ngục và chết chóc. Cách tính = n x L + (0,395 đến 0,455) |
Chiêu Ôn | ||
Ơn Tài | ||
Ngục Tù | ||
Quan Tài | ||
Cung TỂ TƯỚNG (cung tốt) | Đại Tài | Nếu đo được cung Tể tướng thì gia cảnh được hanh thông mọi mặt, con cái chăm ngoan, học giỏi, công danh, tài lộc đủ đầy, luôn có quý nhân giúp đỡ. Cách tính = n x L + (0,46 đến 0,52) |
Thi Thơ | ||
Hoạch Tài | ||
Hiếu Tử | ||
Quý Nhân |
Ghi chú:
- L = 0,52 mét
- n = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; …
- Có 4 cung tốt là: Quý nhân – Thiên tài – Phúc lộc – Tể tướng
Thước lỗ ban 42,9 cm (dương trạch) dùng đo khối xây (bếp, bệ, bậc,…)
Cách sử dụng thước 42,9 cm
Loại thước dài 42,9 cm này thường dùng trong các việc như đo đạc nhà bếp, phòng ốc, và cầu thang, .. Tóm lại là những thứ liên quan đến bên trong nhà. Có 8 cung lớn ứng dụng trong loại thước này là: Tài – bệnh – ly – nghĩa – quan – bản – hại – mạng. Kích thước chuẩn cho mỗi cung là 53,625 mm và có thêm 4 cung nhỏ trong 4 cung lớn.
Để đo kích thước khối đặc thì có hai loại sau:
- Thước đo chi tiết nhà có chiều dài mỗi cung là 53,62 mm
- Thước đo đồ nội thất có chiều dài mỗi cung là 48,75 mm
Ý nghĩa và cách tính của thước 42,9 cm
Cung TÀI (cung tốt) | Tài Đức: có tiền và có đức | Nếu đo được cung Tài thì gia chủ gặp nhiều tài lộc, có kho báu, làm gì cũng ưng ý và nhiều phúc lộc. Tài = n x L + (0,010 đến 0,053) |
Bảo Khố: kho báu | ||
Lục Hợp: 6 hướng đều tốt | ||
Nghênh Phúc: đón phúc đến | ||
Cung BỆNH (cung xấu) | Thoái Tài: hao tiền tốn của | Nếu đo phải cung Bệnh thì gia chủ sẽ mất tiền, có thể dính vào thị phi, pháp luật, cuộc sống đơn độc. Bệnh = n x L + (0,055 đến 0,107)
|
Công Sự: tranh chấp, thua kiện | ||
Lao Chấp: bị tù đày | ||
Cô Quả: cô đơn | ||
Cung LY (cung xấu) | Trường Khổ: nhiều chuyện dây dưa | Nếu đo phải cung Ly thì gia chủ sẽ gặp nhiều việc xấu, tài lộc ly tán, đồ đạc bị cầm cố, công việc không phát triển, tiền bạc mất mát. Ly = n x L + (0,110 đến 0,160) |
Kiếp Tài: bị cướp của | ||
Quan Quỷ: có chuyện xấu với chính quyền | ||
Thất Thoát: mất mát | ||
Cung NGHĨA (cung tốt) | Thêm Đinh: có con trai | Nếu đo được cung Nghĩa thì gia chủ gặp nhiều may mắn, dễ đạt được điều hay, lẽ phải, dễ thêm người, sinh con quý tử. Nghĩa = n x L + (0,162 đến 0,214)
|
Lợi Ích: có lợi ích | ||
Quý Tử: con ngoan, con giỏi | ||
Đại Cát: nhiều điều tốt | ||
Cung QUAN (cung tốt) | Thuận Khoa: thi cử thuận lợi | Nếu đo được cung Quan thì gia chủ có con đường công danh sự nghiệp hanh thông, tiền nhiều, dễ đạt được giàu sang phú quý. Quan = n x L + (0,216 đến 0,268)
|
Hoạch Tài: tiền của đến bất ngờ | ||
Tấn Ích: làm ăn phát đạt | ||
Phú Quý: giàu sang phú quý | ||
Cung KIẾP (cung xấu) | Tử Biệt: chết chóc | Nếu đo phải cung Kiếp thì gia chủ sẽ dễ gặp tai nạn, chết chóc, mất người, mất tiền, tha hương. Kiếp = n x L + (0,270 đến 0,321)
|
Thoái Khẩu: mất người | ||
Ly Hương: bỏ quê mà đi | ||
Thất Tài: mất tiền | ||
Cung HẠI (cung xấu) | Họa Chí: tai nạn đến | Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Hại thì gia chủ gặp nhiều điều bất trắc, có thể gặp tai nạn, chết chóc, mắc bệnh, gia đình lục đục. Hại = n x L + (0,323 đến 0,375) |
Tử Tuyệt: chết chóc | ||
Lâm Bệnh: mắc bệnh | ||
Khẩu Thiệt: cãi nhau | ||
Cung BẢN (cung tốt) | Tài Chí: tiền tài đến | Nếu đo được cung Bản thì gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, tiền tài đến, thi cử đỗ đạt, được quý nhân giúp đỡ, làm ăn phát đạt. Bản = n x L + (0,377 đến 0,429) |
Đăng Khoa: đỗ đạt | ||
Tiến Bảo: được của quý | ||
Hưng Vượng: làm ăn phát đạt |
Ghi chú:
- L = 0,429 mét
- n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 …
- Như vậy trong 8 cung nói trên chỉ có 4 cung là tốt gồm: Tài – Nghĩa – Quan – Bản
Thước lỗ ban 38,8 cm (âm phần) dùng đo bàn thờ, mộ phần
Cách sử dụng thước 38,8 cm
Thước lỗ ban này có kích thước 38.8 cm phục vụ cho các công trình liên quan đến tâm linh:xây mộ, tủ thờ hay bàn thờ, … có nhiều cây có kích thước 38,8 cm nhưng có 1 số cây lại 39cm. 10 cung lớn ứng với các vị trí theo thứ tự như: Đinh – hại – vượng – khổ – nghĩa – quan – tử – hưng – thất – tài. Kích thước từng cung là 39 mm và có thêm 4 cũng nhỏ trong mỗi cung lớn.
Ý nghĩa và cách đo thước 38,8 cm
Cung ĐINH (cung tốt) | Phúc Tinh: sao phúc | Nếu đo được cung Đinh thì gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, tiền của đến nhà, con cái thi cử đỗ đạt, phúc lộc đầy nhà. |
Đỗ Đạt: thi cử đỗ đạt | ||
Tài Vượng: tiền của đến | ||
Đăng Khoa: thi đỗ | ||
Cung HẠI (cung xấu) | Khẩu Thiệt: mang họa vì lời nói | Nếu đo phải cung Hại thì gia chủ dễ gặp họa vì lời nói, mắc bệnh đau ốm, đoạn tuyệt con cháu. |
Lâm Bệnh: bị mắc bệnh | ||
Tử Tuyệt: đoạn tuyệt con cháu | ||
Tai Chí: tai họa ập đến bất ngờ | ||
Cung VƯỢNG (cung tốt) | Thiên Đức: đức của trời | Nếu đo được cung Vượng thì gia chủ gặp nhiều may mắn, thịnh vượng, phúc lộc dồi dào, tiền của tự đến, có nhiều chuyện vui. |
Hỷ Sự: chuyện vui đến | ||
Tiến Bảo: tiền của đến | ||
Thêm Phúc: phúc lộc dồi dào | ||
Cung KHỔ (cung xấu) | Thất Thoát: mất của | Nếu đo phải cung Khổ thì gia chủ sẽ gặp nhiều đau khổ, đắng cay, mất mát của cải, dính vào kiện tụng, tranh chấp, không con nối dõi tông đường |
Quan Quỷ: tranh chấp, kiện tụng | ||
Kiếp Tài: bị cướp của | ||
Vô Tự: không con nối dõi | ||
Cung NGHĨA (cung tốt) | Đại Cát: nhiều điều may mắn | Nếu đo được cung Nghĩa, gia chủ đại cát, đại lành, tiền của nhiều, gặp nhiều thuận lợi, được trời chiếu cố. |
Tài Vượng: tiền lộc tăng | ||
Ích Lợi: gặp nhiều lợi ích, thuận lợi | ||
Thiên Khố: kho vàng trơi cho, tiền bạc súc tích | ||
Cung QUAN (cung tốt) | Phú Quý: giàu có, danh vọng | Nếu đo được cung Quan thì gia chủ giàu có, tiền của đến bất ngờ, thi cử thuận lợi. |
Tiến Bảo: được của quý | ||
Tài Lộc: của cải gia tăng không ngừng | ||
Thuận Khoa: thi cử đỗ đạt | ||
Cung TỬ (cung xấu) | Ly Hương: xa quê hương | Nếu đo phải cung Tử thì gia chủ dễ gặp chết chóc, chia lìa, xa cách quê hương, mất tiền của, mất con trai. |
Tử Biệt: chia lìa chết chóc, xa cách người thân | ||
Thoái Đinh: con trai gặp nhiều bất lợi, đi xa hoặc tử biệt | ||
Thất Tài: mất tiền của | ||
Cung HƯNG (cung tốt) | Đăng Khoa: thi cử đỗ đạt | Nếu đo phải cung Hưng thì gia chủ hưng thịnh, làm ăn phát đạt, có thêm con trai, thi cử đỗ đạt, con cái giỏi giang, ngoan ngoãn. |
Quý Tử: con ngoan, có tài đức | ||
Thêm Đinh: thêm con trai | ||
Hưng Vượng: giàu có, làm ăn phát đạt | ||
Cung THẤT (cung xấu) | Cô Quả: cô đơn | Nếu đo phải cung Thất thì gia chủ sẽ chịu mất mát, cô đơn, có thể bị tù, bị thưa kiện, hao tốn tiền bạc, làm ăn thất bát. |
Lao Chấp: lao tâm khổ tứ, vất vả khó nhọc, bị tù đày | ||
Công Sự: bị tranh chấp kiện tụng | ||
Thoái Tài: mất tiền của | ||
Cung TÀI (cung tốt) | Nghênh phúc: gặp nhiều hạnh phúc, may mắn | Nếu đo được cung Tài thì gia chủ gặp nhiều may mắn, đón nhận phúc lộc, tiền của dồi dào, đức cao vọng trọng. |
Lục Hợp: 6 hướng đều tốt, hòa hợp gia đạo | ||
Tiến Bảo: được của quý, của cải gia tăng không ngừng | ||
Tài Đức: tài đức vẹn toàn |
Ghi chú:
- L = 0,388 mét
- n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 …
- Thước 38,8 cm gồm 10 cung: có 6 cung tốt màu đỏ và 4 cung xấu màu đen
Ứng dụng thước lỗ ban trong cuộc sống?
Như đã chia sẻ ở trên, đây là cây thước dùng phổ biến trong ngành xây dựng. Với nhiều kích thước khác nhau sẽ có mục đích riêng biệt: vị trí nhà, hướng cửa, mộ phần, … Vì vậy, loại thước này có thể giải quyết được nhiều vấn đề tín ngưỡng của nhiều người.
Các kiến trúc sư tại đơn vị thiết kế và thi công nhà ở cũng phải biết sử dụng thước lỗ ban chuẩn nhất để tìm được vị trí đắc địa cho chủ đầu tư.
Tóm lại thước lỗ ban là 1 loại thước mang lại nhiều giá trị trong cuộc sống, nhất là cho ngành xây dựng nói riêng. Có 1 điều bạn cần biết thêm, trước đây thước lỗ ban bằng gỗ vì kích thước và quy mô các công trình còn đơn sơ, ngày nay thì chúng đã thay thế bằng loại thước lỗ ban dây rút 🡪 giúp tìm kiếm và thực thi dự án chuẩn xác với những vị trí thuận lợi hơn.
Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về thước lỗ ban ở trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách sử dụng cũng như ý nghĩa của chúng.