Cây thủy tùng hay gỗ thủy tùng còn được gọi là thông nước, từ xa xưa chúng đã được xếp vào loại quý hiếm cần bảo tồn. Giá trị của thủy tùng vô cùng quý, để biết thêm về dòng cây này mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Giới thiệu cây thủy tùng
- cây thủy tùng
Thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis
Thân gỗ thủy tùng khá to đường kính khoảng 0,6 đến 1m (có khi to hơn), chiều cao tầm >30m cho cây đã phát triển, vỏ hơi dày, có màu xám. Cây có rễ bám chặt mỗi khi bị ngập nước.
Cây cũng thường xuyên thay lá, phần lá cây có 2 kiều:
+ nếu mọc ở cành dinh dưỡng thì lá có hình dạng dùi
+ nếu mọc ở cành sinh sản thì có dạng vảy.
Vùng có đầm lầy, rừng rậm nhiệt đới đọng nước sẽ là môi trường giúp cây sinh trưởng tốt nhất. Vậy nên bạn có thể thấy cây thủy sinh có thể mọc luôn ở những nơi bị lũ ngập (rễ sẽ sinh trưởng và mọc thêm bám chặt).
Bạn có thể tìm gặp loại gỗ thủy tùng nhiều ở vùng cận nhiệt đới phía Đông Nam (Trung Quốc), Phúc Kiến tới Vân Nam và 1 số ít có xuất hiện ở tỉnh Đắc Lắc Việt Nam.
Cây thủy tùng thuộc nhóm gỗ nào
- thân cây gỗ thủy tùng
Như đã chia sẻ ở trên, thủy tùng là dòng cây dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm IA trong danh sách gỗ nước ta. Tính đến thời điểm hiện tại thì Thủy Tùng chỉ còn xuất hiện thưa thớt ở 1 số nơi vùng Tây Nguyên – không thể nhân giống được 🡪 nguy cơ tiệt chủng hoàn toàn rất lớn.
Để biết được giá trị của cây thủy tùng thế nào, chúng tôi lấy 1 ví dụ bạn dễ hình dung là giá trị gỗ thủy tùng > gỗ mun (dòng gỗ cao cấp).
Gỗ thủy tùng có mấy loại
Thủy tùng xuất hiện trên thị trường trong ngành gỗ với 2 phân loại: thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ. Hãy cùng xem qua đặc điểm từng loại như sau:
Thủy tùng xanh
- thủy tùng xanh
Đặc tính của loại này là từ cây thủy tùng bình thường 🡪 được ngâm sâu dưới bùn nhiều năm: do tác động của thời gian cũng những yếu tố ngoại vi đã dần biến đối màu gỗ sang xanh (trông khá đẹp), có thể bạn chưa biết là những khối gỗ đó sẽ vùi sâu thẳm dưới lòng đất, hoặc đặt sâu dưới hồ nhiều năm.
Tuy là ngâm lâu vậy nhưng vân gỗ tùng xanh lại có đường nét đậm và sắc, uốn lượn như 1 con sóng vô cùng đẹp mắt. Xét về tính thẩm mỹ, thủy tùng xanh không chê vào đâu được. Hầu như những dân chơi gỗ hay đại gia mới có khả năng sở hữu những sản phẩm làm từ loại tùng xanh này.
Vậy nên để tạo ra được loại gỗ thủy tùng xanh này mất rất nhiều thời gian cũng như công sức 🡪 giá trị kinh tế của chúng vì thế mà cao.
Thủy tùng đỏ
- thủy tùng đỏ
Tùng đỏ thì ngược tùng xanh bởi chúng ưa nơi khô ráo, giá trị kinh tế có thể không bằng nhưng mà màu sắc và vân gỗ thủy tùng đỏ cũng đẹp mê ly. Vân tùng đỏ nhỏ, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện đốm màu sậm 🡪 tạo nên những sản phẩm đa dạng, đẹp tuyệt.
Phần lớn loại thủy tùng đỏ dùng làm lục bình, làm tượng và sập gỗ, những sản phẩm chế tác từ đây có giá khá cao. Những vật dụng nhỏ lên đến vài chục triệu, còn như bộ sập dùng gỗ thủy tùng có giá vài trăm triệu.
Nếu để so sánh gỗ thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ thì tất nhiên giá tùng xanh sẽ mắc hơn nhưng về tính thẩm mỹ thì cả 2 đều ngang ngửa nhau. Loại xanh hiếm hơn và thời gian chế tác lâu hơn 🡪 giá trị hơn.
Lý do vì sao gỗ thủy tùng đắt đỏ
- đặc tính gỗ thủy tùng
Ngoài việc gỗ thủy tùng đang dần tiệt chủng, sản lượng gỗ không còn cung cấp đủ nữa thì vẫn còn nhiều đặc tính vượt trội đưa loại gỗ này đắt giá, hot hơn bao giờ hết:
+ Gỗ không bị cong vênh
+ Khả năng chống lại mối mọt rất cao
+ Giá trị thẩm mỹ là yếu tố mà ai cũng nhìn được từ cây thủy tùng: màu sắc và vân đẹp nên dùng làm vật dụng nội thất cao cấp.
+ Thủy tùng còn mang yếu tố phong thủy tốt, mang lại sự thịnh vượng – bình an cho gia chủ
+ Sản phẩm gỗ thủy tùng có giá trị rất rất cao, có nhiều món đồ cao cấp tính bằng tiền tỉ.
+ Phần cành lá có thể dùng làm bài thuốc chữa bệnh phong thấp, làm đẹp và giảm các cơn đau về xương khớp.
+ Không tính nguồn gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, theo thống kê gần đây nhất thì sản lượng cây thủy tùng tại nước ta chỉ còn khoảng 100 cá thể 🡪 đồng nghĩa với con số cực cực ít mà có thể đếm được trên đầu ngón tay. Đây cũng là điểm thúc đẩy giá trị dòng gỗ này tăng cao ngất ngưởng.
Tóm lại cây thủy tùng hay loại gỗ thủy tùng mang đến giá trị kinh tế trong ngành gỗ nói chung và thiết kế nội thất nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề cấp bách trước mắt nguồn gỗ sắp cạn kiệt và có thể tiết chủng. Vì thế mà các đơn vị chức năng cần bắt tay nhân bản nòi giống và bảo tồn chúng bằng nhiều biện pháp. Hy vọng sẽ giữ được nhóm gỗ quý hiếm này để những sản phẩm chế tác góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho cuộc sống hiện đại nhiều hơn.
Để xem thông tin về các loại gỗ khác mời các bạn xem bảng bên dưới nhé.
noithatviendong.com