Trên thị trường hiện nay các loại gỗ công nghiệp đang được ứng dụng khá phổ biến, dần thay thế cho các dòng gõ tự nhiên đắt tiền. Thời gian gần đây có rất nhiều người đặt câu hỏi cho nội thất Viễn Đông về loại gỗ MFC công nghiệp: MFC là gì? MFC có tốt không? Qua kiến thức mà chúng tôi hiểu trên thị trường gỗ nhiều năm qua, hôm nay chúng tôi quyết định viết 1 bài chia sẻ cho mọi người hết thảy thông tin về gỗ MFC, hãy cùng theo dõi nhé!
Gỗ MFC (ván dăm) là gì
- Các loại gỗ mfc
MFC (hay còn gọi là ván dăm Melamine Faced Chipboard – Ván gỗ dăm phủ Melamine) là tên gọi tắt của 1 loại gỗ trong muôn vàn gỗ công nghiệp hiện nay, MFC cũng được sản xuất từ chính các loại gỗ tự nhiên tạo thành. Một số gỗ trồng ngắn hạn như bạch đàn, cao su, gỗ keo là nguồn nguyên liệu chính được ứng dụng để tạo ra sản phẩm gỗ MFC.
Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp, sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Thông qua 1 quá trình sản xuất khép kín bằng công nghệ cao sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng là gỗ MFC. Hiện nay trên thị trường có 2 loại gỗ MFC công nghiệp phổ biến là MFC thường và MFC chống thấm.
Quy trình sản xuất gỗ MFC thế nào?
Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Thường có độ dày từ 8mm đến 32 mm.
Đầu tiên chọn loại gỗ tự nhiên để dưa vào máy gia công cán thành vụn nhỏ 🡪 kế đến là trộn dăm gỗ đó cùng keo kết dính chuyên dùng trong công nghiệp gỗ 🡪 và đưa đi ép thành tấm theo tiêu chuẩn kích thước được yêu cầu 🡪 Dùng thêm 1 lớp phủ bề mặt tấm để hoàn thiện gỗ đảm bảo thẩm mỹ hơn (có thể xem chi tiết các tấm phủ ở phần dưới).
Lưu ý: ở đây phần keo dính đặc biệt phải chú trọng nhất, vì thành phẩm MFC công nghiệp có đạt chất lượng cao không phụ thuộc vào yếu tố keo khá nhiều (nên dùng loại keo chất lượng cao, kết dính tốt sẽ đảm bảo hơn).
- quy trình sản xuất gỗ MFC (ván dăm)
Đặc tính của gỗ MFC thế nào?
- ván dăm phủ melamine
Dưới đây là khảo sát về chất lượng gỗ MFC từ các chuyên gia và phía người dùng đã trải nghiệm qua review:
- Bề mặt MFC có thể tạo ra đa dạng màu sắc, từ màu trơn đến giả các vân gỗ theo yêu cầu
- Khả năng chịu được áp lực cao tác động và chịu nhiệt tốt
- Cấu thành của gỗ MFC từ các dăm gỗ tự nhiên cùng với lực ép trước khi cho ra tấm nên khối lượng MFC cực kỳ nhẹ, dễ dàng gia công và vận chuyển lắp đặt.
- Cách âm tốt, thời gian gia công cũng nhanh
- Thông thường người ta hay dùng tấm phủ như melamine, Laminates trên bề mặt gỗ MFC để chống trầy, chống ẩm và chống cháy.
- Có 1 vấn đề cần hết sức lưu ý: khả năng chống ẩm của MFC sẽ không được cao nếu dùng code ván dăm thường, còn loại lõi xanh chống ẩm cao hơn.
- Ván dăm của MFC cứng nhưng nếu xét đến mật độ thì không cao bằng các loại như MDF hay HDF (đồng nghĩa với việc cách âm tốt nhưng không tốt bằng 2 loại này).
- Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Điểm hạn chế của loại gỗ này là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng nên thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.
So sánh MFC và MDF?
- so sánh ưu nhược điểm gỗ MFC và MDF
Nói về các dòng gỗ công nghiệp hiện nay trên thị trường thì có lẽ MFC và MDF là 2 loại được ưa chuộng nhiều nhất. Sản lượng cung ứng hàng năm của chúng cao hơn gấp nhiều lần so với nhiều dòng khác. Vậy nên chúng tôi sẽ đánh giá chi tiết từng yếu tố của chúng cho mọi người.
- Về tính chất vật lý: MDF bền hơn MFC, điều này dựa vào tuổi thọ trung bình sử dụng của những vật dụng đã được cấu thành từ 2 loại gỗ.
- Đối với những vật dụng nội thất trong nhà thường tiếp xúc với nước (nhà bếp, phòng tắm) thì nên dùng gỗ MDF lõi xanh có dán thêm lớp phủ chống thấm sẽ đảm bảo chất lượng sử dụng cao hơn.
- Còn những đồ dùng nội thất nhà ở ít tiếp xúc nước như phòng ngủ, phòng khác thì nên dùng gỗ MFC sẽ tiện lợi hơn: gỗ cũng bền, giá cũng rẻ, có thể lựa chọn nhiều mẫu mã, nhiều màu sắc theo ý mình.
- Gỗ MFC cách âm không tốt bằng MDF bởi trong đặc tính của từng loại thì mật độ dăm gỗ của MDF sẽ cao hơn MFC 🡪 đây là yếu tố quyết định chất lượng cách âm.
- ứng dụng gỗ MFc và gỗ MDF
Giá gỗ MFC (ván dăm) trên thị trường
Có thể nói MFC được nhiều người ưa chuộng vì giá thành của nó rẻ thua giá gỗ MDF trong khi chất lượng MDF chỉ lớn hơn MFC khoảng 15%. Tuy nhiên, mức giá ở đây cũng không thể xác định cụ thể cho mọi người được vì giá sẽ thay đổi theo tấm phủ bề mặt. Trên thị trường hiện nay có thể phân ra 2 loại là ván dăm trong nước và ván dăm nhập khẩu (tiêu biểu có ván dăm Thái Lan, Malaysia,…)
Trên thị trường có nhiều loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp khác nhau, từng loại cho ta mức giá chênh lệch khác biệt, nếu bạn sử dụng miếng phủ bề mặt cho gỗ MFC và giả sử mức giá gỗ công nghiệp MFC từ thấp đến cao xếp theo tấm phủ như sau: Melamine < Catania Laminates < Acrylic 🡪 dựa vào đây bạn có thể so sánh giá của đơn vị cung cấp gỗ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.
Hy vọng rằng qua bài viết này, nội thất Viễn Đông đã mang đến cho mọi người nhiều thông tin hữu ích về gỗ MFC. Rất nhiều người đã và đang sử dụng những vật dụng nội thất cho ngôi nhà của mình bằng gỗ công nghiệp, bạn còn chờ gì mà không thử ngay với chúng. Tuy gỗ công nghiệp như MFC, HDF, MDF không tốt bằng những loại gỗ tự nhiên nhưng chất lượng thiết kế và tính thẩm mỹ không hề thua kém nhé!
- Giá gỗ ván dăm (MFC)
Ứng dụng trong sản xuất nội thất
Với đặc tính và ưu điểm như trên gỗ ván dăm (MFC) thường được hay sử dụng làm tủ bếp, giường, tủ áo, kệ tivi,….cho đến các loại kệ tủ trang trí.
- kệ tivi phòng khách gỗ ván phủ melamine
- tủ bếp cốt gỗ ván dăm
- tủ bếp cốt gỗ MFC
Để xem thông tin về các loại gỗ khác mời các bạn xem bảng bên dưới nhé.