Gỗ công nghiệp có tốt không? Có mấy loại gỗ công nghiệp?

Nói đến khái niệm gỗ công nghiệp thì có vô loại được sử dụng trong thiết kế nội thất nhà ở hiện nay. Chất liệu gỗ công nghiệp cũng rất đa dạng và có tên gọi riêng biệt khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc về dòng gỗ này thì hãy theo dõi bài viết sau – nội thất Viễn Đông sẽ chia sẻ chi tiết từng loại cho bạn.

Thông tin về gỗ công nghiệp

Tại sao lại gọi là gỗ công nghiệp? Đơn giản vì chúng nhằm phân biệt giữa gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo, ở đây gỗ công nghiệp được tạo thành từ bột gỗ cùng 1 số chất phụ gia kết hợp.

Thường các sản phẩm gỗ công nghiệp sẽ được chế tạo từ những phần gỗ dư, xay nhuyễn thành bột gỗ và trộn lẫn vào hợp chất. Vậy nên gỗ có 2 phần cơ bản: cốt gỗ và lớp bề mặt phủ trên. Với từng loại sẽ có kết cấu khác nhau. Để hiểu rõ hơn bạn hãy theo dõi phần tiếp theo.

Phân loại gỗ công nghiệp phổ biến

Quan trọng nhất trong sản phẩm gỗ công nghiệp hoàn chỉnh nằm ở phần cốt gỗ tạo thành, vậy nên khi lựa chọn được 1 loại cốt gỗ tốt sẽ giúp sản phẩm bạn gia công càng có tuổi thọ bền bỉ cao. Một số bột gỗ phân loại như sau:

Cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

gỗ mdf loại thường không chống ẩm

MDF viết tắt “Medium density Fiberboard”, phần gỗ thực được lấy từ các nhánh cây, tiếp đến cho chúng vào máy xay nghiền nhuyễn như bột rồi kết hợp trộn keo đặc chủng 🡪 tiếp đến đi ép thành các ván gỗ có độ dày khác nhau là xong (có thể 3 ly, 3ly, 9ly, 12ly, 25ly, … tùy vào nhu cầu thành phẩm). Còn về kích thước ván thường là 1220 mm x 2440 mm.

MDF sử dụng bột gỗ mịn nên cho ra bề mặt phẳng hơn, nhẵn nhụi chứ không có sần như ván dăm, bạn có thể cảm nhận ngày khi trông thấy hoặc sờ qua. Và gỗ công nghiệp MDF cũng sử dụng công nghệ phức tạp hơn nên cũng được dùng để tạo ra các sản phẩm nội thất cao cấp: bàn ghế văn phòng, kệ tủ trưng bày, …

Riêng MDF có 4 loại khác nhau, đó là dựa vào chất lượng bột gỗ khi kết hợp cùng 1 số chất phụ gia khác:

+ Gỗ MDF mặt trơn (có thể dùng sơn phủ ngay)

gỗ mdf mặt trơn

+ Gỗ MDF mặt không trơn: để dán ván lạng Veneer, Melamine, laminate, Acrylic,..

gỗ mdf loại thường và chống ẩm phủ melamine

+ Gỗ MDF dùng trong nội thất nhà ở

+ MDF chịu nước và 1 số nơi có độ ẩm cao.

gỗ công nghiệp MDF chống ẩm

Ưu điểm của gỗ MDF

+ MDF bám sơn tốt, có thể dùng sơn phủ đa dạng màu sắc để trang trí cho những căn phòng của trẻ nhỏ

+ MDF dễ gia công, có thể bẻ cong và chế tác cách uyển chuyển (tương tự như gỗ tự nhiên)

+ vì là gỗ công nghiệp nên mức độ nứt nẻ trong quá trình thiết kế là rất hiếm, chất gỗ đồng nhất.

+ MDF cũng hỗ trợ cách âm, giảm nhiệt tốt

Ở MDF chỉ có 1 điểm trừ là những dòng thông thường đôi khi không chịu được nước tốt và trong quá trình sử dụng nên để ý bề mặt gỗ có phủ sơn (dễ bị xước do vật nhọn tiếp xúc).

Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

gỗ công nghiệp HDF siêu chống ẩm

Tấm gỗ HDF được sản xuất theo dây chuyền: luộc & sấy khô nguyên liệu ở nhiệt độ rất cao để loại bỏ nhựa. Vì được ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại nên gỗ thành phẩm luôn đảm bảo chất lượng cao, bên cạnh bột gỗ thì khi kết hợp chất phụ gia hợp lý sẽ giúp gỗ trở nên bền bỉ hơn, tránh được sự xâm hại của mối mọt. Gỗ HDF có độ dày từ 0,6 – 24cm và kích thước tấm trong khoảng 2000 x 2400 mm.

Ưu điểm của gỗ HDF:

+ Bề mặt gỗ nhẵn bóng

+ Có khả năng cách âm tốt, có thể sử dụng cho phòng học hay phòng ngủ nhà bạn.

+ Gỗ nhận màu sơn rất nhanh, có thể chuyển đổi màu tự do mà vẫn giữ được độ thẩm mĩ cao.

+ Gỗ HDF còn chống ẩm cực cao, độ cứng bền bỉ theo thời gian

+ Cũng dễ dàng gia công mọi sản phẩm nội thất

Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

gỗ mfc loại thường

Đây là gỗ được lấy từ các nhánh cây, gỗ dư (bạch đàn, cao su). Quy trình cũng tương tự như các loại trên, sau khi đưa vào máy nghiền dăm thì trộn với các chất phụ gia 🡪 đem đi ép thành từng tấm có độ dày khác nhau. Còn gỗ thành tấm thì kích thước cũng 1220 x 2440 mm.

gỗ MFC lõi xanh chống ẩm

Phần cốt dăm thì có yếu điểm là bề mặt không mịn, khi nhìn mắt thường bạn có thể thấy ngay. Vì vậy các sản phẩm tầm trung mới sử dụng loại gỗ này trong công nghiệp chế tác.

gỗ MFC khi hoàn thiện

Cố gỗ dán (Plywood)

gỗ plywood

Đây cũng là 1 loại gỗ được làm từ gỗ tự nhiên mà ra, tuy nhiên quy trình sản xuất có khác các loại gỗ công nghiệp trên ở bước nó cán thành từng tấm nhỏ 🡪 đem ghép lại với nhau qua keo kết dính.

Đặc điểm của gỗ dán là chúng chỉ có lớp số lẻ: 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp hay 11 lớp vì mục đích muốn tấm gỗ dán có 1 lớp cốt lõi ở giữa để các lớp phía ngoài hạn chế lại không thể tự do giãn nở. Cũng vì thế mà tấm gỗ có thêm lớp vân ngang được dán lên để kiềm các lớp gỗ mỏng lại (tránh tình trạng cong vênh trong quá trình thiết kế).

ván ép plywood

Các loại bề mặt gỗ công nghiệp

Sau khi cốt gỗ được ép thành tấm, để có 1 bề mặt gỗ đẹp thì người ta thường dùng lớp sơn phủ lên hoặc dán lên 1 lớp bề mặt, 1 số bề mặt phổ biến thường dùng:

+ Bề mặt Melamine (MFC)

Chúng là bề mặt của nhựa tổng hợp, độ dày từ 0.4 zem – 1 zem, sau khi phủ lên bề mặt cốt gỗ bạn sẽ trông bề mặt mịn màng hơn, sáng bóng hơn, có đa dạng màu sắc cho bạn lựa chọn dán.

bề mặt melamine

+ Bề mặt laminate

cấu tạo các lớp laminate

Đây cũng là bề mặt dùng nhựa tổng hợp nhưng dày hơn melamine, người ta thường dùng laminate để phủ lên bề mặt của cốt gỗ ván dán và ván mịn (MDF). Hiện nay bề mặt Laminate được dùng phổ biến trong các trang trí đồ dùng nội thất làm từ gỗ công nghiệp.

+ Bề mặt Vinyl

cấu tạo lớp vinyl

Cũng thuộc nhựa tổng hợp và được nhập từ Hàn Quốc, Vinyl có thể kết hợp với laminate để trang trí cho bề mặt cốt gỗ tạo thành.

+ Bề mặt Veneer

bề mặt lớp veneer

Veneer khác các bề mặt nhựa tổng hợp trên, Veneer được tạo ra từ gỗ tự nhiên thành dạng tấm có lớp dày từ 0.3 – 0.6 mm. Chất liệu Veneer rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều nhưng về độ thẩm mĩ và chất gỗ cũng ngang ngửa. vì thế mà Veneer là 1 trong 5 bề mặt dán phổ biến được sử dụng nhiều cho các cốt gỗ công nghiệp hiện nay.

+ Bề mặt phủ acrylic

bề mặt acrylic

Hay còn gọi là mica trong suốt với đa dạng màu sắc tha hồ cho khách hàng chọn lựa, ưu điểm của Acrylic là không bị bay màu theo thời gian, khả năng sáng bóng như gương thật làm tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho thành phẩm tạo thành.

Giá các loại gỗ công nghiệp thế nào?

Dưới đây là bảng báo giá của 1 số loại gỗ công nghiệp phổ biến mà noithatviendong.com chúng tôi nắm được trên thị trường (tương đối cho bạn tham khảo thôi).

Giá gỗ MDF cách âm

MDF 5mm có kích thước 1220 x 2440 mm: giá 115.000 vnđ/tấm

MDF 9mm có kích thước 1220 x 2440 mm: giá 170.000 vnđ/tấm

MDF 12mm có kích thước 1220 x 2440 mm: giá 215.000 vnđ/tấm

MDF 15mm có kích thước 1220 x 2440 mm: giá 255.000 vnđ/tấm

Bảng giá gỗ MFC dạng tấm

MFC 12mm kích thước 1220 x 2440 mm: giá dao động từ 290.000 – 300.000 vnđ

MFC 18mm kích thước 1220 x 2440 mm: giá dao động từ 320.000 – 340.000 vnđ

MFC 25mm kích thước 1220 x 2440 mm: giá dao động từ 450.000 – 460.000 vnđ

Như vậy, qua bài viết trên nội thất Viễn Đông đã cung cấp tất tần tật thông tin về gỗ công nghiệp từ phân loại, bề mặt phủ phổ biến đến 1 số mức giá chi tiết cho từng loại. Hy vọng chia sẻ này sẽ đem đến nhiều điều hữu ích mà các bạn đang tìm. Cám ơn đã theo dõi!

Tham khảo các loại tủ bếp làm bằng gỗ công nghiệp đẹp và hiện đại, giá rẻ nhất hiện nay : Xem ngay

Để xem thông tin về các loại gỗ khác mời các bạn xem bảng bên dưới nhé.

Gỗ xoan đào Gỗ sồi Gỗ tần bì
Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Gỗ lim
Gỗ gụ Gỗ hương Gỗ căm xe
Gỗ thông Gỗ sưa Gỗ cẩm lai
Gỗ mun Gỗ xá xị Gỗ ghép
Gỗ pallet Gỗ công nghiệp Gỗ Plywood
Gỗ MDF Gỗ HDF Gỗ MFC
Gỗ nhựa Gỗ Laminate Gỗ Acrylic
Gỗ Melamine
Gỗ veneer Gỗ thủy tùng
Gỗ bách xanh
Gỗ tràm Gỗ ngọc am
Gỗ trầm hương
Gỗ pơ mu Gỗ mít
Gỗ xà cừ
Gỗ huỳnh đàn Gỗ chò chỉ
Gỗ dổi
Gỗ muồng Gỗ chiu liu
Gỗ gù hương

noithatviendong.com

Sản phẩm bán chạy của chúng tôi!

Kích thước: Tùy chọn
Kích thước: Tùy chọn
Kích thước: Tùy chọn
Kích thước: Tùy chọn
Kích thước: (D192 x S59 X C217)m
Kích thước: D2m4 x R2m3 x C1m8
Kích thước: Tùy chọn
Kích thước: 300mm
Kích thước: Tùy chọn
Kích thước: Tùy chọn

Thông tin liên hệ

Bạn muốn thi công nội thất, tủ bếp với giá tốt nhất. Vui lòng liên hệ trực tiếp với số Hotline bên dưới hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:
  • Nội Thất Viễn Đông
  • Hotline: 0937.62.62.95
  • Tel: (024) 8588 0834
  • Email: lienheviendong@gmail.com
  • Website: https://noithatviendong.com




    Nội Thất Viễn Đông

    Trải qua hơn 15 năm phát triển liên tục, đến nay các sản phẩm của Nội Thất Viễn Đông đã có mặt trong rất nhiều dự án lớn nhỏ. Nội Thất Viễn Đông đã trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường và được khách hàng tin tưởng ủng hộ...

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *