MDF viết tắt theo tên tiếng Anh “Medium density Fiberboard”. Với cái tên MDF gọi chung nhưng chúng có tới 3 sản phẩm đi kèm khác nhau: ván ép, độ nén chặt và bột sợi. Đây là loại gỗ phổ biến trong ngành công nghiệp. vậy gỗ MDF có tốt không? Cấu tạo của chúng ra sao và quy trình sản xuất gỗ MDF thế nào? Tất tần tật sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Gỗ MDF là gì
Gỗ MDF còn gọi là Medium Density fiberboard – Gỗ ép. Nó thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là thường, chịu nước và phủ melamine, veneer, acrylic, laminate. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU
Tính chất của gỗ MDF
- gỗ mdf cốt thường
Ván gỗ MDF được cấu thành từ nhiều nguyên liệu khác nhau: bột sợi gỗ (70% – 80%), chất kết dính Formaldehyde (8% – 14%), 1% chất làm cứng, chất bảo vệ chống mối mọt, bột độn vô cơ, … và nhiều thành phần nữa. Còn nói đến tính chất cơ lý thì có những điểm sau cần lưu ý:
- Tỷ trọng của gỗ được tính bằng kg/m3 khoảng 740kg/m3.
- Modul uốn (ký hiệu MOE) tính bằng Mpa
- Độ bền uốn (ký hiệu MOR) tính bằng Mpa
- Độ bền liên kết bên trong cũng tính bằng Mpa
- Phần lực giữ nối đinh vít với nhau tính bằng N
- Mật độ hấp thụ nước (%)
- Độ trương khi trong nước của gỗ (tính theo %)
- Mật độ ngâm trong nước bị vô hiệu hóa (MOR và MOE)
- Xét thêm lượng formaldehyde thải (ppm)
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Để có được những ván gỗ MDF thì phải trải qua nhiều công đoạn bóc tách, xử lý mới cấu thành hoàn thiện. Cụ thể như sau:
Các loại gỗ vụn hoặc nhánh cây bắt đầu đưa vào bên trong của máy nghiền để nghiền nát như sợi, các sợi gỗ được gọi là Cellulose tiếp đến đưa qua bồn rửa để loại bỏ đi tạp chất và nhựa sót lại.
Sau đó sẽ đưa chúng vào trong máy trộn kết hợp 1 mớ hỗn hợp chất khác: keo, bột gỗ, chất kết dính, chât sbaor vệ gỗ chống lại những mối mọt về sau, bột độn, … sau đó mới ép thành những miếng ván gỗ có kích thước khác nhau (tùy vào thợ gia công điều chỉnh).
Kích thước ván: 3 ly, 6 ly, 9 ly, 15 ly, 25 ly, …và cùng với đo kích thước ván phổ biến là 1220 x 2440 mm.
Đó mới chỉ là quy trình sơ bộ để xử lý tạp chất vụn gỗ và cấu thành ván gỗ MDF thôi, còn về quy trình sản xuất và cho ra thành phẩm gỗ MDF thiết thực có 2 quy trình, 2 quy trình này được ứng dụng chính trong ngành công nghiệp sản xuất gỗ MDF trên thị trường. Đó là:
- quy trình sản xuất gỗ mdf
Quy trình sản xuất MDF ướt
công đoạn bắt đầu cho quy trình này bằng cách phun nước lên trên bột gỗ và để 1 thời gian cho chúng vón lại, sau đó cào phần vón đó ra trên mâm ép rồi đem đi ép sơ 1 lần. Lấy 1 miếng MDF vừa cán ép ra đem đi cán hơi ở nhiệt độ rất cao để nén chặt bề mặt lại.
Quy trình sản xuất gỗ MDF khô
- bột gỗ dùng sản xuất gỗ mdf
Xuất khô thì khác xa xuất ướt, khi đó keo và những chất phụ gia hỗ trợ sẽ được phun lên bột gỗ (phần này cần đến máy trộn và sấy). Tiếp theo là bạn ép keo để phân tầng sợi đó, rồi đem qua máy ép gia nhiệt – thực hiện bước này 2 lần liên tiếp (nhiệt độ rất cao nhằm cho hơi nước bay ra để làm rắn keo lại).
Đó là 2 quy trình để tạo ra những tấm ván gỗ MDF trên thị trường hiện nay, nếu để đánh giá quy trình nào tốt hơn thì không thể xác định chính xác được do còn phụ thuộc vào nhu cầu ứng dụng loại gỗ đó là gì mới biết nên dùng quy trình nào tối ưu hơn. Tuy nhiên, nhiều thợ gia công lành nghề có bình chọn thiên về sản xuất khô vì các bước tạo thành tỷ mỷ và chặt chẽ hơn so với xuất ướt.
Phân loại gỗ MDF
- gỗ công nghiệp mdf
- Phân loại dựa vào nguyên vật liệu tạo thành chúng, dựa vào bột gỗ và chất kết dính. Cụ thể có 3 loại gỗ MDF phổ biến trên thị trường hiện nay.
- MDF thường (cốt nâu): Cần sơn thêm PU để làm có màu sắc bề mặt như ý muốn.
- MDF chịu nước (cốt xanh): Đây cũng là dạng MDF trơn như trên nhưng chúng được trộn thêm 1 lớp keo chịu nước trong quá trình chế tạo. Thường dùng cho những nơi có thế phải tiếp xúc với độ ẩm cao như tủ bếp, cánh cửa…
- Ngoài ra có thể kể thêm loại sau
- MDF phủ Melamine có cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.
- MDF Venner: Cũng là dạng MDF và được dán thêm lớp Venner trên bề mặt cho mềm mịn hơn, đối với ván lạng Venner có thể dùng nhiều loại khác nhau: Veneer sồi, căm xe, Ash và đào. Một điểm cộng cho những tấm gỗ MDF này là trông không khác gì gỗ tự nhiên, nếu bạn không phải là người trực tiếp làm ra nó thì sẽ không phân biệt được. Đặc biệt hơn hết là MDF còn mang vẻ đẹp mới mẻ khi các vân gỗ có thể sắp xếp khác nhau đem đến cho nội thất nhà bạn phong cách hiện đại và mới mẻ hơn nhiều.
- ván mdf chống ẩm phủ venner
- Phân loại dựa theo nồng độ Formaldehyde
- Tiêu chuẩn châu Âu: MDF E0, E1, E2.
- Tiêu chuẩn Mỹ: MDF CARB P1, P2.
- Phân loại dựa theo khổ ván:
- Khổ tiêu chuẩn: 1220mm x 2440mm
- Khổ trung: 1525mm x 2440mm
- Khổ lớn: 1830mm x 2440mm
Đánh giá gỗ MDF và gỗ MFC
Đây là 2 dòng gỗ được rất nhiều người quan tâm về chất lượng của chúng, tiện thể qua đây Viễn Đông sẽ chia sẻ cụ thể về ưu nhược điểm của 2 loại này cho mọi người.
- MFC có ván dăm, thô có vụn không đồng nhất
- MDF mịn hơn, ít dăm gỗ
Ưu điểm MDF so với MFC
- phân biệt gỗ mdf
- phân biệt gỗ mfc
- MDF là gỗ có độ bám sơn cao hơn
- MDF có thể sơn nhiều màu tại nên sự đa dạng về màu sắc mà không hề thô
- MDF dẻo dai dễ cho các thợ trong quá trình gia công uốn uyển chuyển.
- Giá MDF lại rất hợp lý cho hầu hết các công trình nội thất tư cao cấp đến tầm trung
- Khi gia công MDF các cạnh cắt sẽ không bị sứt mẻ hay đẻ lại dăm
- Bề mặt gỗ phẳng và nhẵn nên khi phủ thêm 1 lớp chất gì lên vẫn đẹp tự nhiên như trông như thật
- Bề mặt của MDF rộng, rộng hơn nhiều gỗ tự nhiên khác nên dễ dàng thiết kế các vật dụng đòi hỏi bề mặt có kích thước lớn.
Nhược điểm MDF
- Gỗ MDF được dùng nhiều trong ngành công nghiệp nhưng khả năng chịu nước còn hạn chế nên không thể để lâu ở những nơi ẩm cao. Nếu muốn khắc phục thì phải sử dụng phủ sơn chống thấm thêm 1 lớp nữa.
- MDF bị hạn chế về độ dày, vậy nên những sản phẩm cần gia công bề mặt dày sẽ khó khăn
- MDF không có nhiều vân gỗ đẹp, không thể trạm trổ nhiều hoa văn lên bề mặt nhữ những loại gỗ tự nhiên khác được.
Bảng giá ván gỗ MDF
- bảng báo giá gỗ MDF
Chú ý là giá ván gỗ MDF có thể cao hơn hoặc thấp hơn bảng báo giá gỗ mdf trên vì nguồn gốc xuất xứ do nhiều nhà sản xuất dẫn đến chất lượng và giá thành có thể thay đổi. Trên thị trường hiện nay gỗ công nghiệp MDF do An Cường nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia có chất lượng tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại.
Bề mặt ván MDF có thể được hoàn thiện bằng chất liệu sau
Ván sợi MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, dày từ 2,5-20cm tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU. Bề mặt hoàn thiện vô cùng quan vì nó quyết định đến độ thẩm mỹ cũng như chất lượng sản phẩm nội thất.
Sơn bệt
được sử dụng nhiều nhất vì giá thành để tạo ra sản phẩm là khá rẻ. Nó có thể tạo ra các màu đơn sắc như: trắng, đen, xanh, đỏ,…phù hợp với phòng ngủ trẻ em, triển lãm,…
- Tủ bếp làm từ gỗ MDF hoàn thiện bằng sơn bệt màu trắng
Veneer
thực chất nó là lớp gỗ rất mỏng được lạng ra từ gỗ tự nhiên. Nên nó cho ra sản phẩm nội thất rẻ hơn gỗ tự nhiên mà vẫn mang vẻ đẹp của gỗ.
- bề mặt venner
Melamine
là bề mặt được tạo nên cơ bản từ 3 lớp giấy nền, lớp film tạo vân, lớp màng bảo vệ. Hiện được sử dụng khá nhiều do giá thành hợp lý và có nhiều mẫu màu để lựa chọn.
- bề mặt melamine
Laminate
có cấu tạo tương đối giống Melamine hay có thể nói là loại Melamine cao cấp. Nó là hợp chất của High-pressure laminate (HPL) có khả năng chịu nước, chịu lửa, chịu va đập, chống xước cao hơn Melamine. Về màu sắc của Laminate cũng rất đa dạng nên cũng được sử dụng cho nội thất (bàn, ghế, giường, tủ,…) rất nhiều.
- bề mặt laminate
Acrylic
là nhựa mica hay Acrylic glass (kính thủy tinh). Đặc điểm là sáng bóng, nhiều màu sắc hiện đại, hiện nay đang được ưa thích trong lĩnh vực nội thất (tủ bếp, tủ áo, kệ tivi,…)
- bề mặt acrylic
Ứng dụng của gỗ MDF trong cuộc sống
- Tủ bếp gỗ MDF kết hợp Melamine
Như đã đề cập rất nhiều, gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất của các công trình xây dựng lớn nhỏ, ngoài ra những vật dụng văn phòng hay cửa hàng cũng ưa chuộng gỗ MDF rất nhiều. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại gỗ MDF tương hợp.
- Kệ tivi làm từ gỗ MDF, Melamine
- tủ quần áo gỗ Acrylic
Nhiều người vẫn nói gỗ MDF chịu ẩm thấp nên không tốt nhưng theo các chuyên gia trong ngành công nghiệp đã chỉ ra những ưu điểm khác có thể bù đắp điều đó như không bị đàn hồi không co rút, giá thành thấp và khổ lớn nên dễ dàng hỗ trợ trong quá trình gia công thành phẩm. Do vậy, dòng gỗ MDF được dùng sản xuất bàn, giường, kệ tủ, kệ chén, tủ quần áo, nội thất văn phòng thường xuyên.
- bàn việc gỗ melamine
Có nhiều công trình nhà ở lớn như chung cư tầm trung cho các gia đình có thu nhập trung bình khá có thể sở hữu cũng dùng toàn bộ vật dụng nội thất bằng gỗ MDF, thời gian sử dụng cũng bền bỉ và tiện lợi vô cùng. Nó chỉ kém so với các loại gỗ tự nhiên cao cấp, không sánh được vẻ đẹp từ vân gỗ tạo thành thôi những MDF vẫn được đánh giá khá cao và ứng dụng nhiều cho đến ngày nay.
- phòng ngủ được làm từ gỗ Acrylic, melamine
Tóm lại gỗ MDF là nguyên vật liệu phù hợp nhu cầu sử dụng, phù hợp túi tiền của nhiều hộ gia đình. Vậy nên đừng vội đánh giá những điểm hạn chế của chúng mà hãy xem lợi ích nó đem đến trong cuộc sống của bạn về lâu về dài như thế nào nhé. Hy vọng bài viết mà nội thất Viễn Đông chúng tôi vừa chia sẻ có nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Để xem thông tin về các loại gỗ khác mời các bạn xem bảng bên dưới nhé.
noithatviendong.com